admin
  • Bài viết: 74
  • Gia nhập: 28-10-2019
Giới thiệu mục: “Lưu giữ kỷ vật và hoài niệm”


Trong đời người bất cứ ai cũng đều có rất nhiều những kỷ vật, hoài niệm của riêng mình. Một phần trong đó, ở mỗi người thường lưu giữ trong những trang nhật ký nếu là hoài niệm và tại nơi bảo quản riêng nếu là kỷ vật. Môt thực tế thường thấy là ngay cả những quyển nhật ký, hay những nơi cất giữ kỷ vật trong gia đình cũng không phải là không gian an toàn, tiện lợi cho chủ nhân các kỷ vật hay hoài niệm này, đó là chưa nói đến việc thất lạc, mất mát thường hay xảy ra bất cứ lúc nào trước các biến cố. Ngay cả khi viêc lưu giữ vào nhật ký hay trong tủ gia đình cũng chứa đựng nhiều điều bất tiện trong việc lưu giữ, phân loại và khai thác khi cần thiết. Đó là chưa nói đến việc vì các lý do về thời cuôc, về quan hệ giữa người với người … Mà không phải ai cũng dám phơi bày chúng trên mặt giấy hoặc cất giữ trong góc tủ. Một thí dụ điển hình là để tìm hiểu về lịch Sử đất nước, giáo sư sử hoc Đinh Xuân Lâm đã phải bay sang Paris để xin phép được vào kho lưu chữ của Pháp để tra cứu tài liệu. Kết quả là giáo sư đã khai thác được một núi các tài liệu quý giá mà ở VN không có vì không được lưu giữ hoặc bị thất lạc, phá hoại. Ngược lại phía Pháp cũng hoan ngênh và thậm chí đã tôn vinh giáo sư vì đã khai thác được “mỏ vàng” mà rất có thể nó sẽ bị lãng quên trong một núi tài liêu được chứa trong các kho thư viện nước Pháp.


Với sự ra đời của thế hệ công nghệ 4.0 thì việc lưu giữ, khai thác và truyền bá các câu chuyện lịch sử, quá khứ sẽ bước sang một bươc tiến cách mạng có tính đột phá. Sẽ có một bài phân tích đầy đủ về việc ứng dụng công nghệ của kỷ nguyên 4.0 trong lĩnh vực này, nhưng mục tiêu mà quỹ Phan Anh đang hướng tới, không chỉ là viêc ứng dung công nghệ mới nhất trong việc lưu giũ các hoài niệm kỷ vật mà còn là tạo ra một hệ sinh thái để một cộng đồng dân cư đặc trưng nào đó tận dụng được một cách cao nhất sự phát triển của công nghệ nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần rất thiết yếu và lành mạnh của chính mình, của dân tộc và của cả nhân loại. Giống như con người, các sự kiện Lịch sử cũng rất cần môt không gian trung thực, lành mạnh mà các ý đồ bóp méo lịch sử, thay đổi lịch sử ít có cơ hội và môi trường phát tác bởi những dã tâm, những mưu đồ lợi ịch cá nhân hay của từng nhóm người từ nhỏ đến to.


Quỹ Phan Anh dự định lựa chọn chủ đề “hùng ca giữ nước” là chủ để đâu tiên để thực hiện mục tiêu này. Đối với chủ đề này, để giảm thiểu những tổn thất do dòng thời gian cuốn trôi, Quỹ đã bắt đầu lựa chọn môt vị anh hùng bình dị vừa bước qua mức tuổi 100. Môt người lính cụ Hồ đã góp phần mang lại những trang sử hào hùng nhất trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Viêt Nam. Với phẩm giá, nhân cách và nghị lực phi thường, cuộc đời của người lính già này cũng đã giành được sự quý trọng, kính nể cao độ của kẻ thù, của những người lính bên kia chiến tuyến. Sự hận thù, cay cú trong các cuộc chiến đã được thay thế bằng sự trân trọng, ngưỡng mộ. Hình ảnh của một người lính bình dị phút chốc đã trở thành biểu trưng của một dân tộc quả cảm, bất khuất, thông mính, trí tuệ và nhân ái.



Ai đang xem chủ đề này?
  •  Guest
Di chuyển  
  • Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
  • Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
  • Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
  • Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
  • Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
  • Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.