Điểm mạnh và điểm yếu của các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Thông tin chi tiết, hữu ích các bạn click vào
đây để xem thêm nhé
Theo báo cáo của Google và Temasek về nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á, Việt Nam đang trên đường trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia. Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử nội địa vẫn chưa thể cạnh tranh với các đối thủ ngoại ở mảng ứng dụng, song trên mặt trận website, những "sản phẩm nội địa" lại đang chiếm ưu thế
2019 là năm thị trường không chứng kiến nhiều biến động ở những sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. 4 cái tên Tiki, Lazada, Sendo và Shopee vẫn dẫn đầu thị trường. Ngoài ra, thị trường phải nói lời chia tay với Adayroi và Lotte.vn vì những lí do khác nhau
Theo báo cáo của iPrice đã chỉ ra rằng các sàn thương mại điện tử nội địa đang làm rất tốt mảng website, trong khi mảng ứng dụng di động lại có phần "đuối" so với mảng ứng dụng app mobile. Dẫn đầu top vẫn là các app Shopee.
Vậy Sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chỉ mạnh về trang web, rất yếu mảng ứng dụng (App Mobile) Hầu hết các sàn thương mại điện tử có lượng người dùng ứng dụng di động lớn không có nguồn gốc tại Việt Nam.
Sau khi Adayroi ngừng hoạt động vào tháng 12/2019 thì top 10 sàn thương mại điện tử có lượng người sử dụng ứng dụng di động nhiều nhất tại Việt Nam thì chỉ có 2 cái tên bản địa (Tiki ở vị trí thứ 3 và Sendo ở vị trí thứ 4).
Trong khi đó, Trung Quốc có tới 3 sàn (AliExpress hạng 5, Taobao hạng 8 và Alibaba hạng 10). Mỹ cũng có 3 đại diện là Amazon (hạng 6), eBay (hạng 7) và Wish (hạng 10).
Singapore, dù chỉ có 2 cái tên góp mặt nhưng lại là hai sàn thương mại điện tử phổ biến nhất (Shopee hạng 1 và Lazada hạng 2)
Mặc dù vậy, các sàn thương mại điện tử Việt Nam lại làm rất tốt mảng website. Theo báo cáo, 8/10 sàn thương mại điện tử có số lượt truy cập website trung bình tháng lớn nhất tại thị trường Việt Nam đều là những sản phẩm nội địa.
Hai sàn duy nhất không phải của Việt Nam lọt top là Shopee (hạng 1) và Lazada (hạng 5). Đáng chú ý, những website thương mại điện tử có lượt truy cập lọt top phần lớn đều có mặt hàng chủ đạo là điện thoại di động và thiết bị công nghệ - như Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS hay Hoàng Hà Mobile.
Việt Nam chỉ xếp sau Singapore về khả năng cạnh tranh của các sàn thương mại điện tử nội địa
Điều này có thể lí giải bởi Việt Nam là một trong 15 thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất của Adsota.
Mặc dù thị trường phần nào đi xuống trong năm 2019 nhưng những động lực mới như smartphone giá rẻ hay 5G có thể là bước đột phá giúp các sàn thương mại điện tử chuyên kinh doanh điện thoại thông minh tăng trưởng.
Thông qua các báo cáo trên, chúng ta đã nhận ra được điểm yếu của mình hi vọng từ đó các doanh nghiệp có thể phát triển hơn lấp bớt khuyết điểm này để phát triển hơn vì thị trường ứng dụng hiện nay hết sức màu mỡ vì đa số hiện nay tại Việt Nam, ai cũng đều có điện thoại thông minh, họ sử dụng nó thay thế cho máy tính pc, laptop để giải trí, mua sắm, làm việc... vậy tại sao chúng ta không phát triển hơn nữa?
Một ví dụ về hãng coffee nổi tiếng của Hoa Kỳ trên toàn thế giới như Starbucks có gần 15 triệu khách hàng thân thiết, tăng 39% mức chi tiêu nhờ membership app của họ chỉ tính tại Mỹ
Còn bạn? Bạn đã chuẩn bị những gì để xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật cho riêng doanh nghiệp mình chưa? Nếu bạn đang cần tìm đối tác làm app mobile tương tự như: App tích điểm, bán hàng, tin tức, membership và các app mobile theo yêu cầu của doanh nghiệp các bạn có thể tham khảo các công ty phần mềm nổi tiếng chuyên nghiệp tại hiện nay.
Tuy nhiên nổi bật chuyên nghiệp uy tín phải nhắc đến đó là Công ty Phát Triển Phần Mềm Aegona. Để hiểu thêm và tham khảo quy trình làm ứng dụng di động mobile app bạn có thể trang website của công ty tại: Aegona.vn (Vietnamese) hoặc Aegona.com (English) nhé!
Nguồn tham khảo số liệu: Vietnambiz
Sửa bởi người viết
2020-03-19T04:39:34Z
|
Lý do: Chưa rõ