tuankiet
  • Bài viết: 86
  • Gia nhập: 20-12-2019
Chân dung một kẻ chuyên chế hết thời

“Ông nhớ mang theo 1 thùng bia” - người sắp xếp cuộc hẹn nói – “Ông ta sẽ đánh giá cao nó đấy”.
Tôi nghĩ mình đang nghe 1 câu nói đùa, nhưng tôi vẫn trèo lên tầng 3 của Bộ Quốc phòng với 1 thùng bia Budweiser – 2,40 USD tại cửa hàng quân tiếp vụ Mỹ - trên vai. Khi tôi đặt nó xuống trong văn phòng của ông ta, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan lúng túng nhỏm dậy trên chiếc chân kẹp nẹp của mình để bắt tay. Ông ta nhìn xoáy vào tôi. Cuối cùng ông ta nói: “Tôi nhớ anh” với vẻ đắc thắng trong giọng nói. Đôi mắt ông ta rời khỏi tôi. Lúc đó mới có 10:30 sáng, nhưng trên bàn ông ta có 1 chai bia 33 rỗng và 1 cái ly không (như vậy ông ta sẽ đánh giá cao thứ bia Budweiser này). Đó là một văn phòng nhỏ nằm cuối hành lang, không trang hoàng và hầu như không có đồ đạc gì nhiều. Thay cho 1 chiếc tủ đựng hồ sơ có khóa số đựng các tài liệu mật thì chỉ có 1 cái tủ lạnh nhỏ. Một anh lính chất những chai bia Budweiser tôi vừa mang tới vào đó để ướp lạnh.
Loan đã được thăng chức vào hàng tướng 2 sao thực thụ chỉ cách nay vài ngày. Ông ta nhún vai chặn lời chúc mừng của tôi:
“Đó chĩ là trò hề”, ông ta nói, “Tôi không có quân lính và không có nhiệm vụ gì cả. Tôi đảm trách việc lập kế hoạch dài hạn, có thể cho cuộc chiến tranh kế tiếp. Tôi đòi về hưu nhưng họ không cho, nên họ cho tôi 2 sao và thêm vài đồng tiền lẻ. Tôi có thể sống bằng lương của mình, vợ tôi không phàn nàn, nhưng tôi có thể kiếm được 1 công việc béo bở trong kinh doanh. Tôi có thể kiếm nhiều gấp 2 lần. Dù gì tôi cũng đã học 1 khóa quản lý tại MIT”
Ông ta hít 1 hơi thuốc lá, và tiếng cười của ông ta – hầu như là khùng khục – bị vỡ vụn bởi tràng ho khan.
Thật khác hẳn lần cuối cùng tôi gặp ông ta, tháng 3-1968. Lúc đó Loan là giám đốc Tổng nha cảnh sát. Từ phía sau các bức tường doanh trại bộ chỉ huy của ông ta, 1 nơi mang đầy điềm gở mà chỉ ít ngườI VN đến gần nếu họ có thể tránh nó. Ông ta chỉ huy 70.000 người – cảnh sát, đặc vụ, những tiểu đoàn bán quân sự của Lực lượng cảnh sát dã chiến và đội quân gián điệp cùng điểm chỉ viên. Quyền lực của ông ta là quyền lực của sự sống và cái chết, và theo lệnh ông ta, 10 ngàn người đã bị giam trong những chuồng cọp ở Côn Đảo và những nơi khác; bị tra tấn trong những trung tâm thẩm vấn kinh khiếp của các tỉnh; bị ám sát, bị xử tử hoặc đơn giản hơn là không còn được nghe nhắc tới nữa.
Nhưng cho dù như thế, 2 trong số 3 sự kiện dẫn đến việc ông ta mất quyền lực đã xảy ra. Bạn ông ta và cũng là phi công đồng đội trong Không quân, Nguyễn Cao Kỳ đã bị thuyết phục từ bỏ chức thủ tướng để ứng củ chức phó tổng thống VNCH, trong khi tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử chức tổng thống.
Tháng 2-1968, trong trận Tết Mậu Thân, Loan gặp vận xui khi bị chụp hình đang bắn vào đầu 1 tù nhân Việt Cộng bị trói và bất lực bằng khẩu súng lục của ông ta. Loan có lẽ đã thoát khỏi những những hậu quả của 2 sự kiện đó, nhưng tháng 5 năm đó, khi Sài Gòn bị tấn công lần thứ 2, ông ta đã trở thành (trong chừng mực tôi có thể nói) vị tướng Nam VN duy nhất bị thương trong trận đánh dưới đất. Chân phải của ông ta nát nhừ bởi những viên đạn tiêu liên khi ông ta dẫn đầu 1 cuộc tấn công vào 1 đơn vị du kích. Thiệu nhân cơ hội này thế chỗ Loan bằng 1 trong những người của ông ta.
Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gònm, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
Tôi gặp Loan lần đầu vào mùa hè năm 1967. Dịp đó là buổi lễ tốt nghiệp của 1 lớp những tân binh cảnh sát tại trung tâm chỉ huy của Loan. Tôi được 1 viên cố vấn an ninh công cộng Mỹ mời tham dự. Ông ta là 1 đại uý cảnh sát bang New York đã về hưu, 1 con người khá tử tế, đặc biệt là khi so sánh với 1 số thuộc cấp của ông ta, trong số đó có những thành viên lâu đời của lực lượng cảnh sát thuộc địa ở Malaya, Burma, và Đông Ấn thuộc Hà Lan, và 1 số lớn những cảnh sát trưởng và phó ở những bang cực nam nước Mỹ, nhưng tài năng của ông ta tốt hơn nên dùng làm chỉ huy những người bảo vệ ngân hàng.
Loan ngồi không xa tôi dưới 1 mái che được làm từ cái dù tiếp tế hàng hóa màu trắng và cam. Ông ta không hề tạo 1 ấn tượng tốt. Trán ông ta trợt và cằm lẹm, đầu hói, mắt lồi, hàm răng xấu xí, ông ta gầy nhom và vai xuôi. Các sỹ quan cấp cao, cả người Việt lẫn người Mỹ luôn luôn mặc quần áo dã chiến hồ bột chỉnh tề và giày trận bóng loáng, cho dù họ đang ở văn phòng làm việc, và tạo cho khuôn mặt họ vẻ nghiêm nghị để che giấu những cái đầu rỗng to tướng bên dưới chiếc mũ của họ. Loan, trái lại, mang xăng đan lỏng lẻo, mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây xám rộng thùng thình của cảnh sát bình thường. Khuôn mặt đơn sơ của ông ta sống động với vẻ láu cá. Suốt buổi lễ dài này ông ta uống cô nhắc với sô đa và nói đừa với những thuộc cấp của ông, thỉnh thoảng cười quá lớn đến độ chân ông ta đánh nhịp xuống đất như 1 phản xạ của cơn co thắt bắp thịt. Loan trông cứ như đang bình luận 1 điều gì đó mà mọi người đều biết, rằng các gia đình VN đã chi tiền rất đậm để con trai họ được nhận vào làm cảnh sát, vì nói chung đó là 1 công việc an toàn hơn nhiều so với lính bộ binh và sớm muộn gì cũng có những cơ hội để gia tăng đồng lương bé nhỏ bằng mọi kiểu hối lộ, nhất là những món đút lót nặng ký của những kẻ trốn quân dịch.
Khi chiếc huy chương cuối cùng dành cho kỹ năng tác xạ và kỹ thuật thẩm vấn đã được trao, người ta phục vụ 1bữa tiệc đứng. Giới báo chí Mỹ vây quanh Loan. Ông ta có vẻ thích tiết kiệm lời nói và nói tiếng Anh khá giỏi, dù ông ta bỏ sót nhiều âm trong mỗi từ - không chi bởi vì ông ta say, tôi nghĩ, mà bởi vì ông ta không cho lưỡi mình thưởng thức hương vị của những nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh. Phần lớn là ông ta né tránh các câu hỏi, nhưng đến 1 lúc thì ông ta nói 1 điều gì đó khá lịch sự, dù không thịch chính xác. “Chừng nào Kỳ còn nắm quyền lực”, ông ta nói, “và miễn là tôi vẫn còn quyền lực thì Kỳ vẫn còn quyền lực”.
Giữa cuộc bầu cử và cuộc đụng độ dữ dội dọc vùng phi quân sự là 1 mùa hè bận rộn. Tôi không gặp lại ông ta cho đến tháng 10. uỷ ban giám sát bầu cử của Quốc hội đã khuyến cáo rằng bởi vì trò gian lận tràn lan, nên cần phải tuyên bố vô hiệu chiến thắng của Thiệu và Kỳ. Trong khi cả Quốc hội đang bỏ phiếu về vấn đề này, Loan ngồi lù xù trên 1 chiếc ghế trong 1 ô riêng nhìn xuống sân khấu của nhà hát opera cũ của Sài Gòn nơi Quốc hội đang họp, chiếc mũ của ông ta đẩy ngược ra sau, uống bia và lơ đãng quay ổ đạn của khẩu súng lục, khẩu Smith & Wesson cỡ 9 ly. Khuyến cáo của uỷ ban bị bác bỏ.
Sau nhiều tuần cố gắng, tôi đã sắp xếp được 1 cuộc hẹn với Loan vào đầu tháng 12-1967. Đó là thời kỳ sự lạc quan của người Mỹ về tiến trình chiến tranh đã đạt đến tận cùng của sự ngu ngốc. Tướng Westmoreland đã đến Washiongton để thông báo với Quốc hội rằng đối phương đã không còn khả năng phát động những chiến dịch tấn công lớn. các đơn vị bộ binh đang truy đuổi quân du kích gần biên giới Campuchia và TQLC đã tái chiếm Khe Sanh. Vào tối giao thừa, 1 nhóm những tuỳ viên trẻ giỏi giang tại đại sứ quán Mỹ, đã tự gọi mình là “the Flower People” – 1 từ hồi đó có nghĩa là trẻ trung thông minh, đã tổ chức 1 bữa tiệc hóa trang “Ánh sáng cuối đường hầm”..
Với những bức tường bê tông dày trên 3 tấc, những tháp canh, những cuộn dây thép gai, và những dấu hiệu đầu lâu cảnh báo mìn và địa lôi, vẻ ngoài doanh trại của Loan tỏ ra đáng sợ hơn phần bên trong nhiều. Ít nhất là không có những giá treo cổ, những cột để phạt roi, hoặc những nấm mồ mới vừa đào. Văn phòng của ông ta nằm trên tầng 2 của 1 ngôi nhà quét vôi vàng đầy bóng cây mà có lẽ từng là tư dinh của viên chỉ huy khi nó còn là nơi đóng quân của 1 trung đoàn kỵ binh Pháp.
Khi tôi bước vào văn phòng, qua những cánh cửa sổ bọc nệm, Loan đang đọc những hồ sơ. Trong 15 phút ông ta không nhìn lên. Sau cùng ông ta ra dấu cho tôi ngồi xuống 1 chiếc ghế trước bàn làm việc của ông ta, và gọi thức uống. Tôi yêu cầu ông ta nói cho tôi biết về thời thơ ấu của ông ta. Ông ta nói ông ta sinh ở Huế, cố đô thời phong kiến, năm 1930, trong 1 gia đình có 11 người con. Cha ông ta là 1 kỹ sư cầu đường. Tôi chợt nghĩ rằng thân phận của ông bố ấy hầu như chắc chắn là thiếu chuyên nghiệp vì người Pháp hiếm khi cho phép người VN tiến cao hơn. Tuy nhiên gia đình ông ta hẳn tương đối sung túc vì là 1 bộ phận của tầng lớp trung lưu nhỏ bé do người Pháp tạo ra, nhưng khác biệt và thấp về mặt xã hội hơn so với giới quan lại truyền thống và những tầng lớp địa chủ.
Năm 1951, trong khi Loan đang học ngành dược tại đại học Huế, người Pháp đã bị thuyết phục 1 cách muộn màng sau 5 năm chiến tranh rằng chiến thắng hoặc thậm chí việc tránh khỏi thất bại sau cùng sẽ là điều bất khả nếu không thành lập 1 quân đội quốc gia cho VN. Cho đến bấy giờ lực lượng của người Pháp chủ yếu bao gồm những đội quân từ chính quốc, quân lê dương và những đơn vị thuộc địa từ Bắc Phi và Senegal. 70 ngàn quân Việt tạo thành những tiểu đoàn riêng lẻ, do người Pháp chỉ huy, và được phân công chủ yếu vào những cuộc hành quân phòng thủ, 15 năm sau cũng vậy nhưng được thế bằng người Mỹ.
Việc cưỡng bách quan dịch được áp dụng, và lần đầu tiên 1 con số người VN nhiều hơn mức chiếu lệ được huấn luyện thành sỹ quan. Vào lúc này Loan, mà những tình cảm của ông ta được định hướng bởi địa vị của gia đình, đã tình nguyện theo học sỹ quan. Những người khác thuộc thế hệ ông ta có 1 quyết định khác, trốn vào rừng gia nhập Việt Minh. Loan bảo tôi rằng ông ta từng tham gia du kích trong 1 thời gian ngắn hồi còn là học sinh, nhưng đã từ bỏ khi biết họ là CS. Đó là 1 câu chuyện mà tôi vẫn hoái nghi.
“Vào thời điểm đó họ không nói 1 lời nào về chuyện ấy”, Loan nói, “Tôi từng là 1 cán bộ Việt Minh hồi mới 14 tuổi cho đến năm 19 tuổi, nhưng họ chỉ nói chuyện chiến đấu chống bọn đế quốc Nhật, Trung Quôc, và Pháp”.
Loan tốt nghiệp hàng đấu trong lớp sỹ quan trong đó có Kỳ, đã phục vụ 1 thời gian ngắn ở Đồng bằng sông Cửu Long, và được gửi đến Morocco thuộc Pháp để học phi hành. Ông ta cũng đã học trong 1 thời gian ngắn tại Học viện West Point của Mỹ. Vào thời điểm ông ta trở về quê nhà, năm 1955, rừng già đang bao phủ dấu tích của Điện Biên Phủ, người Pháp đã ký hiệp định Geneva, và chính quyền mới của Nam VN, đứng đầu là Ngô Đình Diệm, đang được Mỹ thành lập.
Quân đội quốc gia có khoảng 300.000 người vào thời điểm Pháp sụp đổ, nhưng không bao giờ trở thành 1 lực lượng chiến đấu hữu hiệu. Trong cuốn Vietnam: A Dragon Embattled, Joseph Buttinger tuyên bố, hoàn toàn chính xác, “Họ được trang bị và huấn luyện nghèo nàn, nhưng nhược điểm chính lúc đó và cả 1 thời gian dài sau này là thiếu những sỹ quan giỏi. Những phần tử giỏi nhất của tầng lớp trung lưu có học ở VN không có khao khát phục vụ trong 1 quân đội được thành lập để chiến đấu, vẫn dưới sự lãnh đạo hoàn toàn của người Pháp, cho 1 chế độ mà họ coi thường và chống lại những người mà cho dù là do CS chỉ huy, vẫn được coi là đang chiến đấu chủ yếu cho nền độc lập dân tộc”.
Chính những sỹ quan này đã hình thành bộ phận nòng cốt của lực lượng vũ trang của Diệm và hiệnnya đang nắm giữ các vị trí cao cấp, mà những khiếm khuyết mà họ gặp phải ban đầu đã chẳng bao giờ được khắc phục. Họ được tuyển mộ 1 cách miễn cưỡng, được huấn luyện 1 cách thờ ơ, bị khinh thường và hắt hủi ban đầu bởi người Pháp, và sau đó bởi người Mỹ, và nhất là bởi tầng lớp ưu tú trí thức cũng như xã hội tại chính đất nước họ, tầng lơp này vốn phản ảnh quan điểm truyền thống phương Đông cho rằng quân đội là nằm ở gần nấc cuối cùng trong các nấc thang xã hội. Và trong 11 năm của cuộc chiến tranh Động Dương lần 2 chẳng có gì đáng kể xảy ra để cải thiện ý thức tự trọng của họ.
Không lực VN có lẽ không có mặc cảm tự ti quá rõ như những binh chủng khác, chủ yếu bởi vì Việt Cộng không có bất cứ máy bay nào – thực tế là không có gì hơn, cho đến gần đây, là vài súng máy để đương đầu với những máy bay cánh quạt Skyraider do Mỹ cung cấp. Vì Loan lên lon chậm – ông ta chỉ được thăng chức thiếu ta sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ - ông ta ít bay và làm việc ở ban tham mưu nhiều hơn. Ông ta được gửi đến Mỹ để huấn luyện thêm và dần dần nổi lên như 1 chuyên gia an ninh và tình báo.
Một người Việt biết Loan trong những ngày này mô tả ông ta như 1nhân vật ít phô trương hơn mẩu người của Kỳ, một thanh niên có vẻ hơi rụt rè, khép kín, uống rượu chừng mực, không co01 tình nhân, và tật xấu duy nhất của người đó là thích chơi xì phé trong 1 căn phòng trên lầu của quán cà phê Brodard. Vào mùa xuân năm 1965, lần đầu tiên không lực VN 2 lần đột kích thả bom Bắc Việt. Kỳ, tư lệnh không quân đã chỉ huy cuộc tấn công và Loan bay trong vai trò trợ thủ của ông ta. Những cuộc không kích này chủ yếu là tượng trưng. Những chiếc Skyraider này không bay quá xa về phía bắc sông Bến Hải, và bởi vì chúng rõ ràng không đọ nổi những tên lửa Bắc Việt, súng phòng không điều khiển bằng radar, và những máy bay đánh chặn MIG, nên về sau chúng chỉ giới hạn trong những chiến dịch ở Nam VN. Mãi cho đến năm 1968 không quân VN mới nhận được 1 số máy bay phản lực tượng trưng, và những chiếc máy bay này cũng không phù hợp cho những cuộc hành quân đánh ra miền Bắc.
“các anh đã trói tay chúng tôi”, Loan nói vậy khi tôi quay trở lại thăm ông ta. “Các anh muốn tự các anh đánh thắng cuộc chiến này”. Ông ta có thể nói gì khác? Tuy nhiên, cũng không thể chối cãi rằng giới chỉ huy người Mỹ đã quyết định thắng cuộc chiến này bằng binh lính Mỹ và để cho người Việt tái thiết sau cuộc chiến, cho đến khi quá trễ rồi họ mới thay đổi quan điểm.
Tháng 6-1965, chỉ vài tháng sau những cuộc không kích này, Kỳ nổi lên như 1 lãnh tụ nhóm sỹ quan đảo chánh quân sự sau 2 năm các chính phủ cứ thay đổi nhau liên tục. Việc leo lên nắm quyền của ông ta xảy ra ngay khi những binh đoàn chiến đấu của Mỹ đến đây, và sự có mặt của họ tạo 1 cảm giác an toàn chủ yếu là giả tạo. Những vị tướng già bị buộc phải lưu vong hoặc về hưu. Loan được thăng chức đại tá và được chỉ định giữ chức giám đốc cơ quan an ninh và tình báo. Một năm sau, ông ta được giao chỉ huy cảnh sát quốc gia. Ông ta là bạn tâm giao tin cậy nhất của Kỳ, và theo nhiều quan sát viên, là người đứng thứ 2 về quyền lực.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu ở phía bắc và miền trung vào sáng sớm ngày 30-1-1968. Sai Gòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công 24 giờ sau đó. Với sự vắng mặt của Thiệu, lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở biệt thự riêng tại Mỹ Tho, thành phố quê hương của vợ ông ta. Kỳ và Loan nắm quyền chỉ huy phòng vệ thủ đô.
Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.
Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Prees, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.
Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.
Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.
… Tôi gặp Loan lần kế tiếp khoảng 1 tháng sau vụ giết người đó, khi tôi thu xếp để tháp tùng 1chuyến tuần tra đêm trong thành phố với ông ta. Việc tấn công của Việt Cộng đã giảm bớt, nhưng những cuộc chạm súng lẻ tẻ vẫn sảy ra ở vùng ngoại ô thành phố. Tuy nhiên người ta đã dự đoán 1 cuộc tấn công “đợt 2” và Sài Gòn vẫn còn bị giới nghiêm chặt chẽ từ 7:00 tối đến sáng hôm sau. Một chiếc xe Jeep cảnh sát đón tôi tại căn hộ của tôi lúc 10:00 tối và đưa tôi đến doanh trại chỉ huy, ở đó ông ta đang chờ tôi. Tôi ngồi bên cạnh ông khi xe lăn bánh qua những đường phố im lặng, vắng tanh rợn người, 1 đoàn gồm 3 xe Jeep.
Ông ta nói rằng ít nhất theo ông ta thì cuộc đột kích vào Sài Gòn chẳng có gì là ngạc nhiên. “Chúng tôi biết trước họ sẽ tấn công”, ông ta nói, “3 ngày trước, tôi có những cuộc họp, họp, họp. Vào đêm nó xảy ra, Kỳ gọi cho tôi. “Anh với bà xã ghé tôi được không?” ông ấy hỏi, tôi nói: “Không, cảm ơn. Tôi đang trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu”. Nhưng ông ấy cứ khăng khăng. Nên tôi ghé chỗ ông ta vài phút. Kỳ nhìn tôi. “Anh mang súng lục vào nhà tôi vào ngày đầu năm mới à?” ông ấy nói. “Anh biết vậy là xui lắm mà”.
"Tôi chỉ ở lại trong vài phút thôi”, Loan kể. “Tôi lại đi tuần trên đường, chạy lòng vòng như chúng ta đang làm hiện nay nè. Cho đến 2:00 sáng. Tôi vừa nằm xuống giường mình tại cơ quan chỉ huy thì nhận được tin. Việt Cộng tấn công khắp nơi. Kỳ gọi cho tôi nói là Tân Sơn Nhất đã bị tấn công. Ông ấy nói người ta khuyên ông ấy nên rời khỏi đó. “Đừng”, tôi nói, “hãy ở lại với không quân”. Tướng Khánh, tư lệnh Quân đoàn 3 gọi điện bảo tôi nắm quyền chỉ huy trong thành phố. Tôi có rất ít quân. Tôi phái 2 đại đội thiết giáp đến cứu viện tân Sơn Nhất. Sau đó tôi tập trung 1 trung đội cảnh sát dã chiến và 2 xe bọc thép. Chúng tôi phóng đến đài phát thanh. Quân CS đã tràn vào đó. Chúng tôi chiếm lại nó và người lính ngồi ngay bên cạnh tôi bị bắn chết ngã đè lên tôi”.
Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
… Chúng tôi chạy qua cây cầu vào khu cảng. Đàng sau những kho và bãi chứa hàng là 1 khu nhà ổ chuột chen chúc và những ruộng rau mà ngay cả trong những thời điểm tốt nhất vẫn không hề an toàn. Chúng tôi rời khỏi đường lớn và chầm chậm chạy vào một ngõ hẻm lầy lội khoảng 100 thước và dừng lại. Tài xế của Loan kéo 1 công tắc trên bảng đồng hồ và 1 đèn pha trên xe Jeep soi sáng những ngôi nhà không hình thù 2 bên chúng tôi. Anh ta nhá đèn nhanh 2 lần nữa. 1 chiếc xe Jeep khác cách đó khoảng 100 thước nhá đèn ra tín hiệu trả lời. Chúng tôi chạy tiếp, quẹo cua 2-3 lần gì đó và chạy vào 1 khoảng sân nhỏ trước 1 đồn cảnh sát.
Rất đông cảnh sát xuất hiện từ trong bóng tối. Nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ được dẫn tới đứng trước những chiếc bàn dã chiến, nơi đó ngồi sẵn những người của đội đặc nhiệm. Họ kiểm tra cẩn thận căn cước mà tất cả người VN nào trên 16 tuổi đều phải mang theo. Những cuộc bố ráp và tảo thanh đang được tiến hành khắp Sài Gòn suốt những tuần lễ đó. Ở đây, trong khu cảng, 1 khu vực đã được hàng rào cảnh sát cách ly, các ngôi nhà bị lục soát, và dân chúng được đưa đến điểm trung tâm này.
Tách riêng 1 bên, đang quý trong bóng tối, là 1 nhóm khoảng 15-20 người được canh gác cẩn thận. Loan lừ đừ bước qua. Viên sỹ quan cảnh sát chỉ huy cuộc bố ráp này nói điều gì đó bằng tiếng Việt, và chỉ vào 1 người đàn ông đẹp trai, cao, mắt sáng, nước da màu đồng nâu mịn màng – người đó mặc bộ đồ ngủ màu trắng sạch sẽ. Loan ra lệnh và người đó được đưa đến trước mặt ông ta. Loan lật tấm thẻ căn cước của người đó trong tay, không nhìn vào nó. Ông ta nêu những câu hỏi, nhẹ nhàng, như thể đang nghĩ 1 điều gì khác. Người đàn ông đó đáp lại với giọng bình tĩnh y như vậy.
Rồi Loan bước lui lại. Ông ta lục tìm trong túi quần. Ông ta lấy ra 1 cái gì đó giống như 1 khẩu súng tự động nhỏ. Ông ta chĩa nó vào đầu người đàn ông. Tôi có cảm giác trong thoáng chốc – tôi biết tả thế nào đây – về thời gian cạn dần, về sức nặng chết chóc. Vẻ mặt người đàn ông không thay đổi. Ngón tay Loan siết vào cò súng. Một tia lửa phụt ra. Với bàn tay kia Loan gẩy nhẹ 1 điếu thuốc khỏi bao, đặt nó lên miệng, và xoay nhẹ cái bật lửa trá hình khẩu súng của ông at sang đầu điếu thuốc. Ông ta rít 1 hơi thuốc, ngửa đầu và cười to. Ông ta sặc ho và khói rồi cười tiếp. 1 tiếng cười buốt óc. Những phụ tá của ông ta cười và đám cảnh sát cũng cười theo. Còn người đàn ông mặc bộ đồ ngủ màu trắng đứng đó bất động và im lặng…

Tom Buckley
Ai đang xem chủ đề này?
    Di chuyển  
    • Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.