tuankiet
  • Bài viết: 86
  • Gia nhập: 20-12-2019
Cao Thắng và việc chế tạo súng trường

Cao Thắng (1864-1893) người thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ (nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, từ nhỏ ông đã là người ham học, học giỏi cả văn và võ.
Cao Thắng đã cùng em là Cao Nữu gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng từ cuối năm 1885 ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Năm 1886, Phan Đình Phùng ra Bắc để liên lạc với lực lượng chống thực dân Pháp. Cao Thắng cùng với các nghĩa quân thực hiện chủ trương đúc rèn vũ khí diệt giặc. Ông tuyển hàng trăm thợ rèn, sau hơn một tháng đã làm được 200 khẩu súng kíp. Cao Thắng ước ao có được một khẩu súng của Pháp để học kiểu mà làm.
Một hôm, Cao Thắng nhận được mật tin có hai lính Pháp cùng 15 lính nguỵ áp tải hàng lên đầu phố (Hương Sơn). Ngay tức khắc, ông tổ chức 20 nghĩa quân mai phục diệt địch. Trận đánh thắng lợi. Ta thu 17 khẩu súng.
Có súng giặc, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nghiên cứu và rèn đúc theo mẫu. Công việc chế tạo súng rất phức tạp. Cao Thắng đã tính toán kỹ đến kích thước, hình dáng các chi tiết súng. Sắt làm súng là các loại sắt thu gom trong nhân dân. Vỏ đạn là đồng được chế tác từ mâm đồng, nồi đồng. Thuốc súng thì dùng từ diêm tiêu đào tìm trong hang núi. Riêng nòng súng thì phải làm từ gọng ô. Sau hai tháng, qua rất nhiều lần thử nghiệm, với nghị lực cao, trí thông minh và lòng quả cảm, Cao Thắng cùng với những người thợ đã chế tạo được 350 súng trường. Tính năng, tác dụng của súng chỉ kém súng trường của Pháp kiểu 1784 là do nòng súng không có rãnh xoắn nên đường đạn không căng và điểm rơi của đạn không được xa.
Có súng, ý chí của các nghĩa quân như bừng lên. Lúc này cụ Phan Đình Phùng cũng từ ngoài Bắc trở vào. Ngay sau đó, nghĩa quân Phan Đình Phùng có tổng binh Cao Thắng làm trụ cột đã bước vào thời kỳ chiến đấu oanh liệt.
Ngày 21-11-1893, trong trận đánh đồn Nu thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An), Cao Thắng bị trúng đạn và hy sinh anh dũng.
Cao Thắng và các nghĩa quân Phan Đình Phùng đã góp phần tô thắm thêm trang sử anh hùng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, trong đó có việc chế tạo thành công súng trường.
T/c Văn hoá Quân sự, số 2, 10/2005
Ai đang xem chủ đề này?
    Di chuyển  
    • Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
    • Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.